Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra , kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Ngành Giáo dục đáp ứng tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/06/2021

CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC LÂM ĐỒNG VỚI VIỆC PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

28.09.2022 18:51304 đã xem

           Trong cả lý luận và thực tiễn, dân chủ cơ sở đã và luôn là nội dung, nhiệm vụ hết sức quan trọng, có tác động to lớn đến việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Thực tiễn đã chứng minh rằng, ở đâu dân chủ cơ sở được phát huy tốt thì ở đó huy động, tập hợp được càng nhiều trí tuệ, sức mạnh của từng thành viên cùng phấn đấu vì mục tiêu chung từ đó khai thác tốt tiềm năng, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức và tổ chức để đạt được thành công. Ngược lại, ở nơi nào dân chủ không được chăm lo thực hiện hoặc thực hiện hình thức sẽ dần làm mất động lực phấn đấu của từng thành viên khiến cho tổ chức rơi vào tình trạng xơ cứng, thiếu đoàn kết, hoặc đoàn kết nửa vời, giả tạo dẫn đến bế tắc trong thực hiện nhiệm vụ, dễ nảy sinh tiêu cực.

          Việc chăm lo thực hiện dân chủ ở cơ sở luôn được các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện. Vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở càng được khẳng định nhất là khi Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ và Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ được ban hành.

          Đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 về Hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập; Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

          Các văn bản chỉ đạo thực hiện dân chủ cơ sở đã tiếp tục khẳng định thực hiện dân chủ trong các cơ quan, đơn vị, trường học trong Ngành hết sức quan trọng và cần thiết. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trước bối cảnh đổi mới giáo dục, đổi  mới Chương trình, Sách giáo khoa; đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động trước áp lực đổi mới, trước những thông tin trên các trang mạng xã hội thì vấn đề dân chủ cơ sở càng được ngành giáo dục quan tâm thực hiện.

          Xác định rõ vai trò của tổ chức Công đoàn trong thực thi dân chủ ở cơ sở, những năm gần đây Công đoàn Giáo dục tỉnh luôn chủ động phối hợp cùng chính quyền nghiên cứu các giải pháp kịp thời hỗ trợ, định hướng, tư vấn các đơn vị trường học chăm lo thực hiện tốt dân chủ cơ sở góp phần xây dựng nội bộ đoàn kết, đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính tri của đơn vị, địa phương và Ngành. Bên cạnh việc ban hành các công văn hướng dẫn, tuyên truyền trên các kênh thông tin và thông qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng, Công đoàn Giáo dục tỉnh đã phối hợp với Sở GDĐT quan tâm, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện DCCS nhằm kịp thời chấn chỉnh, hỗ trợ, định hướng cho các đơn vị thực hiện.

DCCS được chăm lo thực thi rộng khắp các đơn vị trong toàn Ngành

           Từ 20 đến 23/9/2022, CĐGD tinh cùng với chính quyền Sở GDĐT kiểm tra công tác DCCS và DVCQ tại 02 Phòng GDĐT và 4 đơn vị trường THPT, kết quả nhìn chung cho thấy các đơn vị đã nhận thức sâu sắc về vấn đề dân chủ và tổ chức thực hiện tốt DCCS và DVCQ tại đơn vị. Bên cạnh đó, tổ kiểm tra cũng đã chỉ ra một số hạn chế và  một số vấn đề tiếp tục cần phát huy như: Công tác tuyên truyền; công tác đối thoại định kỳ; trách nhiệm của người đứng đầu; BCH CĐCS, Ban TTND trường học, kể cả trách nhiệm của đội ngũ CBNGNLĐ trong đơn vị đối với việc triển khai thực hiện DCCS… nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, đẩy mạnh PTTĐ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị, đia phương và Ngành.

CĐGD tỉnh phối hợp với SGDĐT kiểm tra công tác DCCS và DVCQ

           Thời gian qua, đặc biệt là trong những năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022 khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và việc thực hiện nhiệm vụ của Ngành giáo dục nói riêng; chính nhờ bề dày truyền thống và việc chăm lo thực hành dân chủ cơ sở trong toàn ngành, Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng đã đoàn kết, quy tụ được sức mạnh của đội ngũ nhà giáo, người lao động vượt qua khó khăn để đạt được những thành tích nổi bật với tỷ lệ tốt nghiệp THPT hằng năm trên 99,50%, tỷ lệ trường đạt Chuần quốc gia đạt và vượt mức chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra… ngành Giáo dục Lâm Đồng được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà ghi nhận, đánh giá cao, hình ảnh đẹp về người thầy, về đoàn viên công đoàn ngành giáo dục Lâm Đồng tiếp tục được ghi nhận và tôn vinh.

CĐGD Tỉnh Lâm Đồng

Tin tức khác