Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra , kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Ngành Giáo dục đáp ứng tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/06/2021

Công tác dân vận trong ngành giáo dục

15.06.2021 15:04712 đã xem

Làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, GDĐT là lĩnh vực liên quan tới toàn dân, mọi gia đình, luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi của cả nước. Bộ GDĐT cần quan tâm công tác truyền thông, tăng cường công khai, minh bạch để người dân hiểu, chia sẻ, thông cảm và đóng góp ý kiến cho ngành, phản ánh trung thực đầy đủ các vấn đề một cách khách quan.

 

Đoàn giám sát về giáo dục và đào tạo của Tỉnh ủy làm việc tại đơn vị cơ sở trường học (tháng 5/2021)
Đoàn giám sát về giáo dục và đào tạo của Tỉnh ủy làm việc tại đơn vị cơ sở trường học (tháng 5/2021)

 

Ý kiến của Thủ tướng nhằm nhấn mạnh đến việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và công tác dân vận trong ngành GDĐT. Ở tỉnh Lâm Đồng, Phó Giám đốc Sở GDĐT Huỳnh Quang Long cho rằng: “Tập thể lãnh đạo Sở GDĐT luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược và là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành GDĐT”. Vì vậy theo ông Long, Sở thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tổ chức triển khai thực hiện, quán triệt cho đội ngũ học tập, nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận, nhất là công tác dân vận trong tình hình mới theo các văn bản của Trung ương, Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Sở GDĐT Lâm Đồng ban hành Kế hoạch số 1918 từ tháng 7/2016. Năm 2021, Sở GDĐT triển khai Công văn số 419 ngày 15/3 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và công tác dân vận; cùng đó, ban hành Quyết định số 258 ngày 1/4/2021 về quy chế dân chủ cơ sở và dân vận chính quyền năm 2021. 

 

Thước đo về kết quả rõ nhất là thi đua dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, thi đua “đổi mới sáng tạo trong dạy và học” gắn với các phong trào thi đua về các công tác dân vận; xây dựng nông thôn mới; xây dựng, chỉnh đốn Đảng; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;…Toàn ngành tiếp tục thực hiện Chương trình phối hợp số 07 giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và Sở GDĐT đã ký kết từ giữa năm 2016. Đánh giá lại, đã có nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nhiều giáo viên, cán bộ quản lý có các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong công việc. Một trong những số liệu nổi bật nhất là ngày 1/4/2021, Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng cho 6 giáo viên của tỉnh Lâm Đồng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, gồm một giáo viên mầm non, 2 giáo viên tiểu học, 2 giáo viên THCS và 1 giáo viên THPT. Năm 2020, Sở GDĐT tổ chức thành công Hội nghị tuyên dương cán bộ, giáo viên điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 - 2019 và khen thưởng học sinh xuất sắc năm học 2019 - 2020. Có 60 tập thể, 181 cá nhân điển hình tiên tiến được trao bằng khen của tỉnh, Bộ và Sở GDĐT; khen thưởng 83 học sinh xuất sắc đoạt giải tại các kỳ thi cấp quốc gia, cấp tỉnh năm học 2019 - 2020. Năm học 2020 - 2021, toàn tỉnh đã có 437 giáo viên được trao Chứng nhận danh hiệu Giáo viên giỏi cấp tỉnh. Trong đó, giáo viên giỏi đạt tỉ lệ hơn 77%; giáo viên giỏi làm Tổng phụ trách đạt trên 59%. Có 73 giáo viên được trao giấy khen của ngành GDĐT…

 

Ở một lĩnh vực khác, đó là đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập. Toàn tỉnh có gần 9,5% số cơ sở và khoảng 8,9% người học vào năm 2020, năm học 2020-2021. Trong đó, số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt cao nhất với gần 37%. Theo Phó Giám đốc Huỳnh Quang Long, ngành GDĐT Lâm Đồng đồng thời đã phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị tham gia giám sát, phản biện xã hội theo các Quyết định 217 và 218 của Bộ Chính trị. Vì vậy công tác dân vận của ngành GDĐT có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả rõ rệt; nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận được nâng lên; hệ thống dân vận của Đảng bộ, chi bộ cơ sở ngày càng phát huy tốt vai trò tham mưu…

 

Tuy nhiên, những hạn chế trong công tác dân vận ở ngành GDĐT Lâm Đồng là công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện ở một số cấp ủy có lúc còn chậm, thiếu chủ động và chiều sâu; hình thức phổ biến, quán triệt chưa phong phú. Mặt khác, chưa tổ chức được các lớp tập huấn, triển khai quán triệt cho từng đơn vị. Kinh nghiệm và năng lực thực hiện công tác dân vận ở một số cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa đạt hiệu quả cao; nguyên nhân chủ yếu còn kiêm nhiệm. Công tác dân vận về tính chất là gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Kết quả thực hiện dân vận gắn với các phong trào thi đua. Với ngành GDĐT, chất lượng và hiệu quả giáo dục luôn là thước đo thuyết phục và sinh động nhất. Vì vậy, tổ chức và thực hiện dân vận trong ngành GDĐT thường xuyên yêu cầu đổi mới và sáng tạo để những thành quả mới là đích đến phía trước. 

MINH ĐẠO 

http://baolamdong.vn/xahoi/202106/cong-tac-dan-van-trong-nganh-giao-duc-3061797/index.htm

 

Tin tức khác