Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra , kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Ngành Giáo dục đáp ứng tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/06/2021

Một số giải pháp phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa đối với cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay

30.03.2021 14:491097 đã xem

(LĐ online) - Trong những năm gần đây, trên diễn đàn lý luận và đời sống xã hội, các cụm từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xuất hiện ngày càng nhiều. Trước sự chống phá quyết liệt về mọi mặt của các thế lực thù địch, làm thế nào để không “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thực sự là vấn đề phức tạp, khó khăn. Để góp phần chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán có hiệu quả, phải thực hiện tổng hợp nhiều giải pháp.

Zalo

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đan xen và hòa trộn lẫn nhau, nếu chúng ta không cảnh giác, nó có thể diễn ra trong từng tổ chức, cơ quan, từng cán bộ, đảng viên. Trong mỗi đối tượng - chủ thể “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có sự biểu hiện khác nhau cả về mức độ và tính chất.

Có thể chỉ ra một cách chung nhất về mức độ biểu hiện từ thấp đến cao của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Thứ nhất, phai nhạt niềm tin, lý tưởng vào Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, vào mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng đã xác định. Thứ hai, xa rời dần những nguyên tắc và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Những cán bộ, đảng viên có biểu hiện này tuy chưa đến mức phủ nhận với nguyên tắc và mục tiêu cách mạng, trong họ niềm tin đã suy giảm nghiêm trọng, nhưng họ không muốn thay đổi chế độ, vì theo họ chế độ này “còn có lợi” cho họ, còn có thể “đục nước béo cò”. Thứ ba, biến chất về chính trị, từ bỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đó là những cán bộ, đảng viên đã biến chất về chính trị. Tuy họ ít bộc lộ tư tưởng, quan điểm chống đối của mình một cách trực tiếp, nhưng ngấm ngầm bằng cách này hay cách khác tuyên truyền các quan điểm lệch lạc. Họ ra sức “đề cao” ý thức dân tộc, lòng yêu nước, tự cho mình là “người tâm huyết” với vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước để tuyên truyền các quan điểm sai trái của mình.

Những biểu hiện trên cho thấy tính chất hết sức phức tạp và đặc biệt nguy hiểm của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nó không chỉ liên quan đến bản chất của người cán bộ, đảng viên, mà quan trọng hơn là nó liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và chế độ, nó trực tiếp “làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong”. Lênin đã từng dạy: Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ. Do đó, để phòng, chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay, cần phải thực hiện tốt một số giải pháp mang tính cấp bách như sau:

Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ xây dựng với bảo vệ Đảng, bảo vệ và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Các tổ chức cơ sở Đảng từ Trung ương đến địa phương cần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu Nhân dân trong bộ máy nhà nước. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng và quy hoạch nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Chú trọng xây dựng nội bộ Đảng, Nhà nước vững mạnh, lấy thế trận lòng dân làm nền tảng. Phát hiện những phần tử cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất để kiên quyết xử lý kịp thời.

Trong thời kỳ mới, cần quán triệt sâu sắc và thấm nhuần hơn nữa quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Thứ hai, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Đây là công việc rất khó, phức tạp, vì nó liên quan đến xây dựng tổ chức, xây dựng con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của cá nhân. Khó nhưng không phải không làm được, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Quyết tâm chính trị “khó vẫn phải làm” cần phải biến thành hành động cụ thể, thiết thực của các tổ chức Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên. Phải kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên, nhân dân đối với Đảng.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế tự bảo vệ thích hợp, để giúp mỗi tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước, đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ khả năng, điều kiện để vượt qua những hiểm họa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Thứ ba, phát huy sức mạnh toàn dân, bảo vệ vững chắc an ninh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.

Thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; kịp thời phát hiện, uốn nắn những biểu hiện dao động về tư tưởng, nhận thức và niềm tin. Văn hóa, văn nghệ là lĩnh vực rất nhạy cảm cho nên kẻ địch luôn tìm cách tác động để ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa, rồi từ văn hóa “lan truyền” ra các lĩnh vực khác.

Do vậy, chúng ta phải “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; phải hướng mọi hoạt động văn hóa vào mục đích kế thừa, phát triển văn hóa Việt Nam, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ và đạo đức…, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; đấu tranh bài trừ văn hóa phản động, đồi trụy; kế thừa, phát huy giá trị tinh thần, đạo đức Việt Nam. Hoạt động văn hóa, văn nghệ phải thực sự hướng về nhân dân, phục vụ Nhân dân “nghệ thuật vị nhân sinh”. Đấu tranh với các khuynh hướng sáng tác chạy theo bản năng thấp hèn, thực dụng, phi nhân bản, coi thường giá trị nhân văn, không biết quý trọng truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thứ tư, đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng; mỗi cán bộ, đảng viên luôn rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng.

Trong tình hình hiện nay, vấn đề chống quan liêu, tham nhũng, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống phải được xem như là một nội dung, yêu cầu đặc biệt quan trọng của vấn đề “tự bảo vệ” nhằm ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

Bởi vì, bản thân tham nhũng là “giặc”, vì thế chỉ có khắc phục hiệu quả tình trạng quan liêu, tham nhũng, hách dịch, xa rời quần chúng mới làm cho đảng viên, “cơ thể” Đảng được khỏe mạnh hơn, có sức đề kháng cao hơn và điều đó sẽ ngăn chặn hiệu quả “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Yêu cầu quan trọng bậc nhất hiện nay là, mỗi cán bộ, đảng viên phải biết tự bảo vệ lấy mình, tự soi lại chính mình xem bản thân có ở trong mức độ biểu hiện nào không, nếu có thì tìm ra nguyên nhân và xác định biện pháp khắc phục. Thường xuyên nâng cao trình độ năng lực, tình cảm và lập trường cách mạng, bản lĩnh chính trị trước những tác động của tình hình. Không ai có thể làm thay sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của từng cán bộ, đảng viên. Không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh và lý do nào mà “vô tình” hay “cố ý” rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phai nhạt mục tiêu lý tưởng...

Đảng ta luôn nhấn mạnh đến hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên, coi đó là một nội dung quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong vấn đề này, cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng và Nhân dân; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Rõ ràng, vấn đề cần tháo gỡ, những việc cần và có thể làm ngay là từng cán bộ, đảng viên tự giác gương mẫu tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tệ hại.

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là vấn đề đặc biệt nguy hiểm đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ. Nhưng nó phát triển đến mức nào, có làm biến chất người cán bộ, đảng viên, tổn hại đến Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa được hay không, thì điều đó phụ thuộc vào quyết định của chính chúng ta. Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không phải là công việc riêng của các tổ chức, mà là công việc của từng cá nhân, của mỗi chúng ta, hãy đưa nó vào hoạt động thực tiễn thường ngày. Có như vậy thì Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ mãi trường tồn, đó là nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam.

(Baolamdong.vn) | 09:34 29/03/2021

Tin tức khác