Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra , kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Ngành Giáo dục đáp ứng tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/06/2021

Toàn bộ chế độ cho cán bộ, công chức bị tinh giản biên chế 2021

16.07.2021 19:25291 đã xem

TKhi bị tinh giản, công chức được hưởng một số chế độ, chính sách đặc thù. Tuy nhiên, liệu có phải chính sách, chế độ dành cho người bị tinh giản biên chế chỉ được áp dụng đến hết năm 2021 không?

Hiện nay, tinh giản biên chế vẫn luôn là chính sách được các cơ quan Nhà nước thực hiện quyết liệt nhằm loại bỏ khỏi hàng ngũ những công chức không đủ năng lực, phẩm chất. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, tinh giản biên chế được hiểu là:

Tinh giản biên chế là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng được yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí, sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách cho những người thuộc diện tinh giản biên chế

Như vậy, theo quy định nêu trên, những người thuộc diện tinh giản biên chế sẽ được giải quyết chế độ, chính sách gồm:

1/ Về hưu trước tuổi

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108 và các quy định được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 113 năm 2018 của Chính phủ, căn cứ để hưởng chính sách này dựa vào số tuổi của công chức. Cụ thể:

STT

Đối tượng

Thời gian đóng BHXH

Chế độ hưởng

1

Nam từ đủ 50 - 53 tuổi

Nữ từ đủ 45 - 48 tuổi

Đủ 20 năm trở lên, trong đó:

- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- Có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

- Hưởng chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu vì nghỉ hưu trước tuổi

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng tiền lương

2

Nam từ đủ 55 - 58 tuổi

Nữ từ đủ 50 - 53 tuổi

Đủ 20 năm trở lên

- Chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng tiền lương

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi

3

Nam từ đủ 55 - 58 tuổi

Nữ từ đủ 50 - 53 tuổi

Đủ 20 năm trở lên, trong đó:

- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- Có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

- Hưởng chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi

4

Nam trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi

Nữ trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi

Đủ 20 năm trở lên

- Hưởng chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi

Lưu ý: Phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên gồm hệ số 0,7 và hệ số 1,0 được quy định tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.

Hiện nay, với mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38 năm 2019 của Chính phủ thì mức phụ cấp khu vực hệ số 0,7 là 1,043 triệu đồng/tháng; mức phụ cấp khu vực hệ số 1,0 là 1,49 triệu đồng/tháng.

công chức không còn được hưởng chế độ tinh giản biên chế

Công chức không còn được hưởng chế độ tinh giản biên chế? (Ảnh minh họa)
 

2/ Chính sách thôi việc

* Với người thôi việc ngay

Nam dưới 53 tuổi, nữ dưới 48 tuổi hoặc nam dưới 58 tuổi và nữ dưới 53 tuổi thuộc diện tinh giản biên chế nhưng không đủ điều kiện hưởng chính sách về hưu trước tuổi, nếu thôi việc ngay thì được hưởng chính sách, trợ cấp theo quy định tại Điều 10 Nghị định 108 như sau:

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

- Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

* Với người thôi việc sau khi đi học nghề

Người dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ, chuyên ngành, có nguyện vọng thôi việc thì được tạo điều kiện đi học nghề trước khi thôi việc. Khi đó, những người này được:

- Hưởng nguyên lương tháng hiện hưởng;

- Được đóng BHXH, bảo hiểm y tế trong thời gian học nghề không quá 06 tháng;

- Được trợ cấp kinh phí học nghề bằng chi phí của khóa học tối đa bằng 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề. Sau khi học xong còn được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc;

- Được trợ cấp ½ tháng lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH;

Lưu ý: Thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.

3/ Chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 108, những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế mà chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp gồm:

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;

- Trợ cấp ½ tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

4/ Bảo lưu phụ cấp lãnh đạo

Với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức thì được bảo lưu phụ cấp này đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ.

Đáng chú ý: Nếu công chức đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo 06 tháng.

Từ các quy định trên có thể thấy, mặc dù dôi dư, không đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác nhưng những người thuộc diện tinh giản biên chế vẫn được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Thời gian hưởng chế độ, chính sách này được tính từ ngày Nghị định 108 chính thức có hiệu lực tức là từ ngày 10/01/2015. Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý, tại Điều 24 Nghị định 108 này, Chính phủ quy định thời hạn để các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế nêu trên, cụ thể:

Từ quy định trên, có thể khẳng định, chính sách, chế độ đối với người thuộc diện tinh giản biên chế chỉ được áp dụng đến ngày 31/12/2021.

https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/che-do-cho-nguoi-bi-tinh-gian-bien-che-566-25463-article.html?gidzl=lMYnO2VosWcySRDa8EhV3BPqisOsl8fPht3bC3cvsGcX9R8mRh-82FSYusezju84zYYuQ3AkhLXR8l7Q3m

Tin tức khác