Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra , kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Ngành Giáo dục đáp ứng tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/06/2021

Khi cả vợ và chồng cùng tham gia BHXH thì chế độ thai sản được giải quyết như thế nào?

18.09.2020 11:0871 đã xem
Khi cả vợ và chồng cùng tham gia BHXH thì chế độ thai sản được giải quyết như thế nào?

 

⛔ Theo quy định tại Điều 34 Luật BHXH 2014:

- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.

- Trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng (thời gian nghỉ nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần).

⛔ Theo khoản 2, điều 41 Luật BHXH, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:

- Tối đa 10 ngày nếu sinh một lần từ 2 con trở lên;

- Tối đa 7 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật;

- Tối đa 5 ngày với các trường hợp khác.

⛔ Điều 38 Luật BHXH quy định, lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.

Ví dụ: Lao động nữ sinh con vào ngày 20-5-2020 thì được nhận trợ cấp 1 lần bằng 1,49 triệu đồng x 2 = 2,98 triệu đồng.

⛔ Tiền chế độ thai sản được quy định tại điều 39 Luật BHXH.

Mức hưởng hàng tháng = 100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản.

- Trường hợp lao động nữ đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

⛔ Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được nêu rõ tại khoản 3, điều 41 Luật BHXH, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Ví dụ: Cũng với lao động nữ sinh con vào ngày 20-5-2020 thì tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 1 ngày bằng 1.490.000 đồng x 30% = 447.000 đồng.

⛔ Chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con

Theo Khoản 2 điều 34 Luật BHXH 2014, lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:

- Nghỉ 5 ngày làm việc khi vợ sịn thường;

- Nghỉ 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

- Nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi;

- Trường hợp sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;

- Nghỉ 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật (thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con).

⛔ Theo điểm b, khoản 1, điều 39 Luật BHXH 2014, mức hưởng một ngày đối với lao động nam khi vợ sinh con được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.

Cụ thể: Mức hưởng mỗi ngày = 100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản / 24

Tin tức khác