Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra , kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Ngành Giáo dục đáp ứng tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/06/2021

Quy định về tập sự, nâng lương, nâng lương trước hạn giáo viên nển biết

04.09.2023 09:131474 đã xem

Giáo viên nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ có thể được nâng lương trước hạn từ 3 đến 12 tháng theo quy chế nâng bậc lương trước hạn của cơ quan, đơn vị.

Trong phạm vi bài viết xin được cung cấp những thông tin về quy định chế độ tập sự, nâng lương, nâng lương trước hạn mà hầu hết giáo viên rất quan tâm.

Quy định về chế độ tập sự của giáo viên

Chế độ tập sự đối với giáo viên (viên chức) sẽ thực hiện theo quy định chung đối với viên chức, cụ thể Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chế độ tập sự đối với viên chức như sau:

1. Người được tuyển dụng vào viên chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

2. Thời gian tập sự được quy định như sau:

a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng;

b) 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;

c) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.

d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.

Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi người được tuyển dụng vào viên chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.”

Như vậy, thời gian tập sự của giáo viên (viên chức) sẽ phụ thuộc vào yêu cầu trình độ của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng chứ không phụ thuộc vào trình độ. Giáo viên mầm non có trình độ đại học nhưng vị trí tuyển dụng chỉ yêu cầu trình độ cao đẳng thì thời gian tập sự là 09 tháng, giáo viên tiểu học đến trung học phổ thông thời gian tập sự là 12 tháng.

Tại Điều 23 Nghị định 115 này cũng quy định chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự như sau:

– Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 chức danh nghề nghiệp tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.

Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:

+ Làm việc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;

+ Hoàn thành nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia công an nhân dân; sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.

Người hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 mức lương cơ sở trong thời gian hướng dẫn tập sự.

Trong thời gian tập sự, người hướng dẫn tập sự và người tập sự còn được hưởng các chế độ tiền thưởng và phúc lợi khác (nếu có) theo quy định của Nhà nước và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Quy định về chế độ nâng lương thường xuyên của giáo viên

Theo điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định chế độ nâng bậc lương thường xuyên như sau:

“Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên – Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương…”

Như vậy, theo Luật Giáo dục 2019, trình độ chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non là cao đẳng, từ tiểu học đến trung học phổ thông là đại học nên giáo viên mầm non, phổ thông được nâng lương thường xuyên 3 năm một lần.

Quy định về nâng lương trước hạn, số lần nâng lương trước hạn

Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 3Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về chế độ nâng bậc lương trước hạn như sau:

“Điều 3. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn

1. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:

a) Điều kiện và chế độ được hưởng:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này…”

Như vậy, giáo viên nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ có thể được nâng lương trước hạn từ 3 đến 12 tháng theo quy chế nâng bậc lương trước hạn của địa phương dựa theo quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

Về số lần nâng lương trước hạn được quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV như sau: “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều về chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

…6. Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 3 như sau:

“d) Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.”

Theo quy định trên thì không có quy định về số lần tối đa được nâng lương trước hạn, tuy nhiên viên chức sẽ không được nâng lương trước hạn 02 lần liên tiếp do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Ví dụ, năm 2017 giáo viên có quyết định được nâng lương trước hạn thì trong năm 2017-2020, giáo viên đó dù hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng không được nâng lương trước hạn, tuy nhiên thành tích trên có thể dùng để được nâng lương trước niên hạn vào năm 2022 tùy thuộc vào quy chế của địa phương, đơn vị.

Trên đây là những quy định về chế độ tập sự, nâng lương, nâng lương trước hạn, giáo viên và các cấp quản lý nên biết để áp dụng vào các trường hợp cụ thể.

https://tin24.tinxahoivn.com/quy-dinh-ve-tap-su-nang-luong-nang-luong-truoc-han-gv-nen-biet/?fbclid=IwAR1cKPNasWF5Ohmq0YYUHLoIMtQye6E0W2aFAPoh71SVV5ALYb7WvMN3yUs_aem_ATtJTeOwebaZV1YUx6ABDN8I2AS5S106tYKU8g_vv6AMULSoli4moRIsqEomNtiDG1Y#lm3har5jyhj4oa5z07i

Tin tức khác