Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra , kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Ngành Giáo dục đáp ứng tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/06/2021

Những điểm mới trong Điều lệ Công đoàn Khóa XII

25.09.2020 09:203010 đã xem
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII đã thống nhất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Điều lệ cũ gồm 10 chương, 45 điều) nay sửa thành 11 chương và 35 điều, tăng 01 chương, giảm 10 điều.

Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung đảm bảo nguyên tắc các nội dung, quy định đã ổn định, phù hợp với thực tiễn thì tiếp tục giữ nguyên; sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những quy định không còn phù hợp, bất cập trong áp dụng cũng như giải quyết những vấn đề mới phát sinh. Nhiều điều, khoản được gộp lại, đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học.

Một số điểm mới nổi bật của Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung cụ thể:

– Sửa đổi chữ viết tắt “TLĐ” trong Huy hiệu thành chữ viết tắt “CĐVN”;

– Đại hội thống nhất chọn bài hát “Hãy hát lên bài ca Công đoàn” của Nhạc sĩ Lê Tú Anh làm bài hát truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam; để từ nay Công đoàn Việt Nam có trang phục, có bài hát truyền thống nhằm xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh.

– Về đối tượng kết nạp đoàn viên Công đoàn, khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động hợp pháp tại Việt Nam tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam;

– Quyền hạn và nhiệm vụ của đoàn viên được gộp trong 1 điều;

– Quy định rõ hệ thống tổ chức công đoàn gồm 4 cấp, trong đó làm rõ các loại hình của cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS; các loại hình cụ thể CĐCS không quy định trực tiếp trong Điều lệ Công đoàn mà được thể hiện trong Hướng dẫn Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

– Thống nhất đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm một lần và linh hoạt trong việc điều chỉnh thời gian đại hội để nhiệm kỳ sau thống nhất thời gian đại hội các cấp công đoàn phù hợp với Đại hội Công đoàn Việt Nam.

– Quy định nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội và hội nghị công đoàn, theo đó: Trong một số trường hợp có thể bầu cử bằng biểu quyết giơ tay theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ở cấp Trung ương do Đại hội và hội nghị quyết định;

– Thống nhất quy định số lượng đoàn viên tối thiểu để được thành lập CĐCS và nghiệp đoàn cơ sở đều là 5 đoàn viên;

– Không quy định chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình công đoàn cơ sở, cấp trên cơ sở trong Điều lệ mà để Đoàn Chủ tịch hướng dẫn nhằm linh hoạt hơn cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong từng loại hình công đoàn cơ sở phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, giai đoạn mới.

– Bổ sung quyền của UBKT được xem xét, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn; UBKT công đoàn tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, UBKT Tổng Liên đoàn được sử dụng con dấu riêng và thống nhất giao nhiệm vụ giám sát gắn với kiểm tra của các cấp công đoàn.

Trích Tài liệu Học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII.

Ban biên tập  CĐGD Tỉnh

Tin tức khác