Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra , kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Ngành Giáo dục đáp ứng tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/06/2021

Vai trò của Chủ tịch Công đoàn trong hội đồng trường

28.12.2021 15:332214 đã xem

Chiều 23.12, Công đoàn Giáo dục Việt Nam (CĐ GDVN) tổ chức Hội thảo "Vai trò của Chủ tịch Công đoàn trong hội đồng trường". 

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lương Hạnh.

 

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lương Hạnh.

Theo ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Tổ chức Công đoàn nói chung và Công đoàn trong các trường đại học nói riêng đang phải đứng trước nhiều thách thức về sự đổi mới:

Đổi mới trong cách tiếp cận nội dung và phương thức hoạt động Công đoàn. Đổi mới để tồn tại và tồn tại có ý nghĩa đối với đoàn viên là nhà giáo người lao động. Đây là những người đang chịu sự tác động trực tiếp bởi những thay đổi của cơ chế vận hành, chiến lược phát triển của các trường đại học.

Luật Giáo dục Đại học mới đang chi phối, điều chỉnh hoạt động của các nhà trường. Tổ chức Công đoàn cũng không thể đứng ngoài sự thay đổi đó.

Hàng loạt các vấn đề được Chủ tịch CĐ GDVN đặt ra như: Có khi nào Chủ tịch hay thành viên trong hội đồng lỡ quên vai trò là có Chủ tịch Công đoàn trong Hội đồng nhà trường không? Có nhãng đi, quên mất thì làm gì để định vị trở lại cho đúng với ý nghĩa là “thành phần đương nhiên” của Chủ tịch Công đoàn? 

Hội đồng trường mới và quá trình vận hành đang bộc lộ một số khó khăn. Với vai trò là một thành viên, bản thân các Chủ tịch Công đoàn đang rất muốn có sự chia sẻ của các chủ tịch Công đoàn khác để có thể thực hiện tốt nhất vai trò trong hội đồng nhà trường...

Tại hội nghị, Chủ tịch Công đoàn của một số trường đại học như: ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Mỏ - Địa chất, Đại học Quy Nhơn... trình bày tham luận, cho ý kiến đóng góp, cải thiện vai trò của Chủ tịch Công đoàn trong hội đồng trường. 

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đánh giá đây là một nội dung rất quan trọng trong hoạt động công đoàn.

"Vấn đề vai trò của Chủ tịch Công đoàn trong hội đồng trường là một vấn đề mới, khó. Đây là nội dung mọi người chưa đánh giá được nhiều. Nâng cao vị thế và chất lượng hoạt động của Chủ tịch Công đoàn trường không chỉ là vấn đề của cá nhân Chủ tịch Công đoàn mà là của cả Tổ chức Công đoàn trường", Ông Quảng chia sẻ. 

Ông Lê Đình Quảng đồng tình với tất cả ý kiến tham luận của Chủ tịch Công đoàn các trường đại học trình bày tại Hội nghị. Ngoài ra, ông còn đóng góp về cơ sở pháp lí trong hoạt động Công đoàn của các trường.

Hoạt động công đoàn, quan hệ lao động trong các trường đại học xác lập bằng việc đối thoại, thương lượng, thỏa thuận... Do đó, cần tăng cường thêm việc thương lượng, thỏa thuận cho đoàn viên Công đoàn với hội đồng trường. 

Bên cạnh đó, ông Quảng hy vọng chủ đề này được chuyển thành đề tài khoa học, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, bài bản hơn. 

Theo LƯƠNG HẠNH báo Laodong.vn

Tin tức khác